CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ XỬ LÝ KHI BỊ VẮT CẮN

Vắt là một sinh vật tuy không gây nguy hiểm quá nghiêm trọng đến sức khỏe con người nhưng lại là nỗi sợ và sự quan tâm của của nhiều bạn trẻ khi tham gia các chuyến đi vào rừng. Bài viết dưới đây sẽ bật mí về loài côn trùng này cũng như những cách phòng tránh và  xử lý khi bạn đụng đồ phải loài sinh vật này.

Hình dạng một con vắt trong tự nhiên.

1. Vắt là con gì? Đặc điểm ra sao?

Vắt là một loài côn trùng chuyên sống trong rừng, đặc biệt là những nơi ẩm ướt. Nó có hình dáng giống con đỉa, độ dài khoảng 2 – 5cm, giác bám ở đầu và đuôi, di chuyển bằng cách co đi co lại như sâu đo. Chúng chỉ sống được ở các khu rừng mưa nhiệt đới (nhiệt độ giao động từ 24 – 28 độ C). Những con vắt thường có một số đặc điểm cụ thể như:

– Chúng thường đi tìm mồi dựa vào nhiệt độ của cơ thể vật chủ, chúng có thể bò ở dưới đất rồi dùng giác bám để đu vào giày dép hoặc bám từ trên các cành, lá cây xung quanh đường đi. Chúng xuất hiện nhiều sau các cơn mưa khi địa hình ẩm ướt và nhiệt độ giảm xuống.

– Con vắt hút máu ở các vùng cơ thể con người có nhiệt độ cao như: Lưng, nách, cổ, sau đầu gối, bẹn, đùi,.. hoặc tại những nơi có vết thương hở chưa lành.

– Khi bám vào cơ thể, nó sẽ tiết ra chất Hirudin(khiến máu không đông) để có thể hút, chỉ gây cảm giác ngứa và hơi đau nhẹ trên da nên rất khó phát hiện. Nếu không gỡ ra kịp thời, vắt sẽ hút lượng máu gấp 8-10 lần trọng lượng cơ thể nó. Điều này khiến người bị khó cầm máu và nhiễm trùng vết cắn, để lại sẹo.

2.Một số phương pháp phòng chống Vắt:

Sử dụng trang phục chống vắt

Nên mang trang phục quần dài, áo dài tay, kín đáo, tránh mặc hở vùng chân, tay, cổ, tai. Nên sử dụng các loại quần vải nilong, không sử dụng các loại trang phục lưới, hoặc lổ vải thưa.

Sử dụng vớ dài sáng màu (dể dàng nhìn thấy vắt hoặc vết máu). Nên cho quần vào bên trong vớ và sử dụng xà cạp buộc chặt lại nhằm ngăn cản sự xâm nhập của loài sinh vật này bám từ dưới đất lên.

Sử dụng quần dài nylong và xà cạp giúp chống vắt hiệu quả.

Sử dụng thuốc chống vắt

Bạn nên mang theo thuốc DEP, thuốc chống côn trùng DEET, thuốc chống côn trùng Remos… Bạn phải bôi thuốc toàn bộ trang phục và đặc biệt là xịt ngoài giày dép, vớ để được đảm bảo tốt nhất. Nhưng cách này không hiệu quả khi địa hình nhiều sông suối làm trôi mất thuốc.

Bạn cần lưu ý khi tham gia các hoạt động trong rừng

Không nghỉ hoặc ngồi ở những nơi rậm rạp, ẩm ướt. Nên mang theo thảm, tấm trải và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Nếu có ý định cắm trại trong rừng, bạn hãy vệ sinh sạch sẽ, xua đuổi vắt bằng cách quét sạch lá mục, rắc muối xung quanh, xịt thuốc chống côn trùng…

3. Mẹo xử lí khi bị vắt cắn:

Khi phát hiện đang bị con vắt cắn, hút máu, bạn nên bình tĩnh và xử lý tình huống nhanh chóng như sau:

– Hãy nhẹ nhàng loại bỏ vòi hút máu của con vắt ra khỏi cơ thể và kiểm tra xem đã lấy hết chúng chưa.

– Trường hợp con vắt đã hút quá nhiều máu thì bạn không nên vội vàng giật ra vì sẽ gây rách và tổn thương da. Hãy sử dụng vật sắc nhọn, móng tay để gạt bỏ vòi hút của chúng.

– Khi bạn đã loại bỏ con vắt, vết thương sau đó có thể bị chảy trong vài giờ hoặc thậm chí cả ngày. Điều trước tiên là hãy làm sạch bằng cồn, povidine. Tiếp đến là sử dụng thuốc lá, lá cỏ hôi, lá dâu non, lá trầu không …hoặc các cây lá có tác dụng cầm máu khác để ép vào và băng lại bằng Urgo. Nếu không có hoặc Không phân biệt được các loài lá thì chỉ nên quấn chặc lại bằng Urgo cũng như băng keo y tế, theo dõi trong 30 phút để xem vết thương còn chảy máu hay không.

Cây cỏ hôi, có tác dụng cầm máu hiệu quả. Mọc dại rất nhiều nơi trong rừng.

 Mặc dù vắt không độc, không mang mầm bệnh. Nhưng chúng lại mang đến nhiều phiền toái. Vì cậy trang bị những cách phòng tránh và xử lí vắt khi tham gia những chuyến đi vào rừng là kĩ năng khá quan trọng. Bạn đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều cách phòng chống côn trùng khác.

All in one